Không chỉ chậm mọc răng, chậm biết đi, mà rụng tóc hình vành khăn, móng tay giòn và yếu… cũng là những biểu hiện điển hình của việc bé thiếu Canxi. Thiếu canxi khiến trẻ còi cọc, chậm lớn và đặc biệt rất khó phát triển chiều cao. Nếu bé có 1 trong 8 dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy mau cho bé bổ sung Canxi nhé:
1. Thường xuyên đổ mồ hôi vào ban đêm
Trẻ thiếu canxi sẽ thường đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm, đặc biệt là khi ngủ. Nếu để ý, mẹ sẽ thấy sau khi ngủ dậy, trẻ thường hay ra mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy.
2. Khó ngủ, giật mình khóc đêm
Nhiều đêm liền bé không chịu ngủ hoặc thường xuyên giật mình tỉnh giấc và khóc khiến các mẹ lo lắng không biết bé bị làm sao. Bé đói bụng? quần áo khó chịu? bé tỉnh giấc do tiếng ồn? là những thắc mắc mà các mẹ đặt ra khi thấy con không được ngon giấc mỗi đêm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi nhận thấy điều này ở trẻ, các bậc phụ huynh nên nghĩ ngay đến việc trẻ đang bị thiếu canxi.
3. Rụng tóc vành khăn
Rất nhiều các mẹ khi thấy bé rụng tóc quanh đầu liền mua thực phẩm chức năng kích thích trẻ mọc tóc nhưng vô tình làm cho tóc không mọc được lại sinh ra những tác dụng phụ không mong muốn
Thường thì trường hợp này trẻ được chẩn đoán là do thiếu hụt vitamin D – một dẫn chất giúp hấp thụ canxi vào cơ thể, gây nên việc canxi không được hấp thụ vào cơ thể đầy đủ.
4. Thóp não liền muộn
Thóp não là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Bình thường thóp sẽ đóng lại khi bé được 12–18 tháng tuổi. Trong trường hợp thóp đóng lại muộn có thể là dấu hiệu trẻ thiếu canxi khiến còi xương, suy dinh dưỡng.
5. Móng tay giòn và yếu
Giống như xương, móng tay cũng cần canxi để phát triển khỏe mạnh và có độ cứng. Vì thế, nếu trẻ thiếu canxi, mẹ sẽ nhận thấy móng tay của con rất yếu và dễ gãy.
6. Hay bị ọc sữa, biếng ăn
Việc thiếu canxi tác động đến hệ thần kinh còn gây hiện tượng co thắt thanh quản, gây khó thở và gây co thắt dạ dày gây hiện tượng ọc sữa ở trẻ. Ngoài ra, khi bị thiếu canxi cũng gây hiện tượng biếng ăn ở trẻ, bởi nguyên tố canxi dung nạp vào trong cơ thể không đủ dễ dẫn đến ăn uống không ngon.
Khi tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của trẻ, cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất quan trọng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém, trẻ sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa.
Nếu trẻ thường xuyên nôn trớ, ọc sữa, các bà mẹ cần nghĩ tới nguyên nhân thiếu canxi bên cạnh việc chỉ nghĩ hiện tượng này là do trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
7. Chậm mọc răng, sâu răng
Khi đến tuổi mà mãi không thấy con mình mọc răng, các bà mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và phần lớn là do thiếu hụt canxi dẫn tới hiện tượng này. Bởi canxi là thành phần không thể thiếu để hình thành lên những chiếc răng của trẻ.
Nhưng có trường hợp, mặc dù thiếu canxi, nhưng trẻ vẫn mọc răng bình thường, tuy nhiên răng lại rất dễ bị sâu và răng thường mọc lệch, so le, khoảng cách giữa các răng rộng.
8. Trẻ biết đi muộn, bị biến dạng xương và khớp
Sự thiếu hụt canxi ở trẻ mà đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi biểu hiện ở khu vực chân. Chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp yếu mềm, xương mềm. Điều này khiến các bé phát triển chậm hơn so với bé khác.
Ngoài những dấu hiệu trên, trẻ thiếu canxi cũng thường có thêm triệu chứng chán ăn, tinh thần kém, hay co giật, không quan tâm đến môi trường xung quanh, chức năng miễn dịch suy giảm.
Để con có chiều cao tối ưu nhất mẹ cần nắm được các biểu hiện của thiếu canxi và bổ sung canxi kịp thời. Khi con được đáp ứng đủ canxi bé sẽ phát triển chiều cao vượt mọi giới hạn.