Con em có các biểu hiện như ngủ hay quấy khóc, mồ hôi tuôn “như mưa”, tóc rụng sau gáy, thóp lâu liền…có phải con bị còi xương, thiếu canxi? Làm thế nào để chấm dứt tình trạng này? Đây là những vấn đề “muôn thuở” ở trẻ khiến nhiều mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp “tất tần tật” những thắc mắc của mẹ.
Những dấu hiệu điển hình “Tố” trẻ đang thiếu canxi
Thiếu canxi khiến trẻ ốm yếu, chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao. Không khó để nhận biết trẻ thiếu canxi, chỉ cần quan sát những biểu hiện hàng ngày của bé mẹ sẽ biết bé thiếu canxi hay không. Dưới đây là các dấu hiệu điển hình báo động trẻ đang thiếu canxi:
- Trẻ quấy khóc, trằn trọc, ngủ không ngon giấc: Khi trẻ thiếu canxi, hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương của bé sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn khiến bé quấy khóc, ngủ trằn trọc, hoặc không sâu giấc. Nhiều trẻ còn hay giật mình và khóc khi ngủ.
- Trẻ đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm: Trẻ bị thiếu Canxi, vitamin D thường mắc chứng đổ mồ hôi, nhất là vào ban đêm. Đây là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh dẫn đến các bệnh về hô hấp như ho, sổ mũi, nặng hơn là viêm họng, viêm phổi…
- Trẻ rụng tóc sau gáy, tóc rụng vành khăn: Rụng tóc sau gáy, rụng tóc hình vành khăn là dấu hiệu sớm của còi xương mà nguyên nhân chính là do thiếu canxi và vitamin D3.
- Trẻ biếng ăn, chán ăn: Khi canxi được hấp thụ vào trong cơ thể không đủ dễ dẫn đến trẻ ăn không ngon, biếng ăn. Tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của trẻ, đồng thời gây tổn hại đến trí thông minh, khả năng nhận thức của trẻ, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng trở nên yếu kém.
- Trẻ sâu răng, chậm mọc răng: Canxi là một thành phần quan trọng để răng chắc khỏe. Do dó, khi trẻ thiếu canxi có thể mọc răng chậm hơn so với trẻ cùng tuổi và thường mọc lệch, không đều.
- Thóp liền muộn: Thời gian đóng thóp trung bình là gần 14 tháng và đến tháng thứ 24 khoảng 96% trẻ đã đóng thóp. Nếu thóp liền muộn thì đó là biểu hiện não bé chậm hoá cốt do chức năng của tuyến giáp trạng kém hoặc bị bệnh còi xương, thiếu canxi gây nên.
- Trẻ đau nhức mỏi xương: Từ 18 tháng tuổi trở lên, bé bắt đầu tự nhận thức được cảm giác đau nhức xương khớp. Khi thấy bé lười di chuyển, thấy khó chịu khi đi lại, hoặc đau nhức chân tay thì rất có thể bé đã thiếu canxi.
Rụng tóc sau gáy, quấy khóc đêm,…là do thiếu Canxi và Vitamin D3,
điều mẹ cần làm là: Bổ sung ngay canxi thực vật cho bé!
Khi bé có các biểu hiện thiếu canxi như: Rụng tóc sau gáy, rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm, răng mọc chậm, thóp lâu liền… mẹ cần bổ sung Canxi, Vitamin D3 và các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng hấp thu Canxi cho bé ngay nhé.
Trên thị trường có 2 loại canxi thường gặp đó là canxi tổng hợp và Canxi tự nhiên (từ thực vật).
Canxi tổng hợp thường dùng trong các trường hợp thiếu Canxi nghiêm trọng và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng canxi tổng hợp hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây ra những nguy biến cho cơ thể như táo bón, nóng trong thậm chí sỏi thận.
So với canxi tổng hợp, canxi tự nhiên không gây nóng trong, táo bón, có độ hấp thu cao. Do đó, lựa chọn canxi tự nhiên là giải pháp tốt nhất để tăng trưởng chiều cao tối ưu nhất hiện nay.